Phòng Tông Ấn Dãy phòng Raffaello

Phòng Tông Ấn (Stanza della segnatura) là nơi đầu tiên được trang trí bởi những bức bích họa của Raffaello. Đây là khu nghiên cứu chứa thư viện của Giáo hoàng Giuliô II, cũng là nơi các văn kiện thư tín quan trọng nhất của Giáo hội được Giáo hoàng ký và đóng dấu và trở thành giáo điều được đưa ra thực thi, từ đó có tên gọi là Phòng Tông Ấn. Căn phòng này đồng thời là nơi họp của Tối cao Pháp viện Tông Tòa - cơ quan tư pháp quyền lực nhất của Giáo hội. Ý tưởng của chàng nghệ sĩ mang lại sự hài hòa giữa tinh thần Cổ xưa và Kitô giáo, đồng thời phản ánh nội dung trong thư viện của Giáo hoàng với các chủ đề về thần học, triết học, luật học và nghệ thuật thi ca, được thể hiện bằng các tiểu tranh khung tròn phía trên các bức tường khung vòm bán nguyệt. Chủ đề của căn phòng này là trí tuệ thế giới và tâm linh, đồng thời là sự hòa hợp mà các nhà nhân văn thời Phục Hưng tiếp nhận giữa giáo lý Kitô và triết học Hy Lạp. Chủ đề của trí tuệ thể hiện thích hợp rằng căn phòng này là phòng hội nghị cho Pháp viện Tông Tòa, nơi hầu hết các tài liệu quan trọng của giáo hoàng đã được ký và đóng ấn.

Tranh luận về Bí tích Thánh Thể

Raffaello, Tranh luận về Bí tích Thánh Thể, 1509-1510

Tác phẩm đầu tiên Raphael thực hiện trong khoảng thời gian từ 1509 đến 1510[6] là Tranh luận về Bí tích Thánh Thể, tên gọi truyền thống của Chầu Thánh Thể. Trong bức tranh, Raffaello đã tạo ra một hình ảnh của giáo hội, được trình bày như trải dài cả thiên đường và trần thế.

Đỉnh Parnassus

Raffaello, Đỉnh Parnassus, 1509-1511

Raffaello hoàn thành tác phẩm thứ hai từ năm 1509 đến năm 1511[7] Nó tượng trưng cho Đỉnh Parnassus, nơi ở của thần Apollo và các Muse thần nàng thơ và là quê hương của thi ca, theo thần thoại cổ điển. Trong bức bích họa Apollo và các nàng thơ Muse được bao quanh bởi các nhà thơ từ thời cổ đại và thời của Raffaello.

Trường Athena

Raphael, Trường Athena, 1509-1511

Trong khoảng thời gian từ 1509 đến 1511, Raffaello cũng hoàn thành một tác phẩm khác trên bức tường đối diện với bức Tranh luận Bí tích Thánh Thể. Bức tranh thứ ba này,[8] mang tên Trường Athena, đại diện cho mức độ kiến thức hoặc sự thật có được thông qua lý trí. Vị trí của bức bích họa cũng như bước đi của các triết gia theo hướng của Bí tích Thánh Thể ở bức tường đối diện, gợi ý giải thích toàn bộ căn phòng là sự chuyển động từ triết học cổ điển sang tôn giáo chân chính và từ thế giới tiền Kitô giáo sang Kitô giáo.[9] Nó có nghĩa là nằm trên khu vực triết học trong thư viện của Giáo hoàng Giuliô II. Đây có lẽ là bức bích họa nổi tiếng nhất của Raffaello.

Đức hạnh cốt yếu

Raffaello, Đức hạnh cốt yếu, 1511

Hai cảnh trên bức tường thứ tư được thực hiện bởi xưởng vẻ và vòm tường bán nguyệt phía trên chứa tác phẩm Đức hạnh cốt yếu, được vẽ vào năm 1511. Đức hạnh cốt yếu trình bày một cách ngụ ngôn các đức tính về sự dũng cảm, thận trọng và tiết độ cùng với lòng bác ái, đức tinhy vọng.